Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì với cơ thể
Cơ thể con người là một cấu tạo hết sức phức tạp và cũng rất thú vị. Trong mỗi bộ phận có những chất nhầy khác nhau để đảm bảo hoạt động cũng như bảo vệ cơ quan ấy. Và, có một vấn đề nhiều người quan tâm chính là chất nhầy trong dịch vụ có tác dụng gì. Bài viết này chia sẻ một số thông tin để mọi người cùng hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chất nhầy là gì?
Chất nhầy là gì, liệu nó có cần thiết cho cơ thể hay không? Các chuyên gia cho biết đây là một chất cực kỳ quan trọng và cần thiết với cơ thể. Nó giống như chất bôi trơn để các bộ phận trong cơ thể hoạt động trơ tru và không gặp sự cố.
Chất nhầy là một chất lỏng bình thường, trơn và có độ nhớt. Nó được các mô lót trong cơ thể tiết ra với nhiệm vụ bôi trơn, giữ ấm và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể không bị khô. Không chỉ vậy, nó còn giống như lớp màng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài như: bụi, khói, vi khuẩn… Chất nhầy không chỉ là nước thông thường mà nó còn chứa nhiều enzym, kháng thể giúp chống lại các nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Có thể bạn không biết mỗi ngày cơ thể sản xuất từ 1 – 1,5 lít chất nhờn. Trong trường hợp cơ thể bình thường chúng ta sẽ không nhận thấy được nó. Nhưng khi cơ thể có vấn đề, mắc bệnh chất nhầy sẽ tăng tiết sản xuất và sẽ xuất hiện bên ngoài cơ thể. Những mô sản xuất chất nhầy bao gồm: miệng, mũi, xoang, họng, phổi và đường tiêu hóa.

Chất nhầy trong dịch vị được sinh ra ở đâu
Dịch vị trong dạ dày bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó có cả chất nhầy. Trong dạ dày sẽ tiết ra các loại chất khác nhau như: HCl, pepsinogen và chất nhầy.
Pepsinogen chính là tiền enzyme và lipase dạ dày. Nó được tiết ra bởi tế bào chính ở vùng thân. Trong khi đó, HCl là acid có tác động lên pepsinogen để chuyển hóa thành enzyme pepsin trong dạ dày.
Trong tất cả những chất có trong dạ dày điều bạn đang thắc mắc là chất nhầy đúng không. Liệu nó được tiết ra ở đâu? Khi nói đến nguồn gốc của chất nhầy thường sẽ có 3 vị trí:
+ Tế bào vùng tâm vị và môn vị
+ Tế bào cổ tuyến cùng thân dạ dày
+ Niêm mạc dạ dày tiết ra chất nhầy với lượng ít
Lượng chất nhầy được tiết ra nhiều hay ít sẽ tùy vào từng vị trí, từng thời điểm và thể trạng cơ thể. Chất này đóng vai trò quan trọng với các hoạt động của dạ dày trong cơ thể chúng ta.

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì
Như đã nói, chất nhầy rất quan trọng với cơ thể và các bộ phận trong cơ thể. Với dịch vị trong dạ dày cũng vậy, nó đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động của dạ dày. Về bản chất, chất nhầy thực tế là glycoprotein và mucopolysaccarid
Thức ăn trong dạ dày muốn được tiêu hóa tốt và dễ dàng là nhờ vào sự tiết ra của men tiêu hóa acid trong dịch vị. Sự tiết acid trong dạ dày đã bắt đầu từ khi đứa trẻ được sinh ra. Và, khi lên 2 sẽ hoàn thiện như một người trưởng thành.
Acid trong dạ dày sẽ giúp phân hủy, tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn. Thế nhưng, nó lại có tác dụng phụ là khi lượng acid nhiều sẽ làm bào mòn, tổn thương niêm mạc dạ dày nếu tiếp xúc trực tiếp. Chính vì vậy, nhiều người dễ mắc phải tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết…
Cơ thể con người có những cơ chế vô cùng đặc biệt, đặc biệt là tự bảo vệ để ngăn chặn các tổn thương. Và, chất nhầy trong dịch vị chính là thành phần bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó được tiết ra để hạn chế sự tiếp xúc của dạ dày với acid. Nhờ đó, hạn chế các tổn thương của dạ dày, môn vị, tế bào vùng tâm vị…
Tóm lại, chất nhầy trong dịch vị chính là lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương không đáng có. Nhờ đó, dạ dày sẽ hoạt động tốt, hệ tiêu hóa cũng tốt hơn và mang đến một cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chất nhầu trong dịch vị còn có tác dụng bọc thức ăn để khi chúng di chuyển sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời, hạn chế các ma sát để tránh tổn thương cho các bộ phận khác khi di chuyển.
Trên đây là những giải thích về sự xuất hiện của dạ dày cũng như chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với mọi người để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chất nhầy và tầm quan trọng của nó. Mỗi bộ phận, mỗi chất xuất hiện trong cơ thể đều có ý nghĩa và vai trò khác nhau. Tất cả đều cần thiết và quan trọng với cơ thể. Do đó, nên tìm hiểu để biết được ý nghĩa của chúng.
Về TRANG CHỦ

Nguyễn Thị Thúy Vân, Sinh ngày: 18/06/1986, tốt nghiệp Trung cấp Dược vào năm 2008. Xếp loại tốt nghiệp loại: Giỏi.